Chào cả nhà !!!!
Cảm ơn sự quan tâm của mọi người. Xuong rong trình bày sơ bộ về các hoạt động này.
I. Lớp xóa mù chữ:
1. Mục tiêu
- Xóa mù chữ cho người dân trong cộng đồng thôn Ngư Mỹ Thạnh.
- Các học viên tham gia lớp học thoát nạn mù chữ
- Lồng ghép các buổi sinh hoạt nói chuyện chuyên đề về pháp luật, an toàn giao thông…
- Tạo bước đà xóa hoàn toàn nạn mù chữ tại cộng đồng
3. Thành phần tham gia:
Phụ trách lớp học:
+ Hồ Quang Chính: giáo viên chính
+ Nhóm tình nguyện viên tại cộng đồng (đã qua tập huấn phương pháp và kỹ năng dạy học cho người lớn)
4. Thời gian và số lượng tham gia
- Thời gian: Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2010
- Khai giảng: 8h30 ngày 23 tháng 7 năm 2010
- Số lượng học viên tham gia: 40 người
+ Độ tuổi học viên: 30 đến 60 tuổi
+ Nghề nghiệp chính: Đánh bắt thủy sản
+ Tình trạng mù chữ: 70% mù chữ hoàn toàn
- Địa điểm: Nhà cộng đồng thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, TT Huế
- Nội dung: Dự kiến khóa học sẽ hoàn thành chương trình dạy xóa mù chữ lớp 1. Với mức kiến thức này các học viên đã đủ khả năng đọc viết và làm phép toán trong phạm vi 100. (Phân phối chương trình của Bộ GD-ĐT)
=> Theo chương trình xóa mù chữ của Bộ GD-ĐT có tất cả 3 bậc học (3lớp) tương đương với chương trình tiểu học hiện nay bao gồm các môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Lý thuyết thực hành.
Tuy nhiên dựa vào thực tiễn nhu cầu và thực tiễn đời sống của bà con, chương trình xóa mù chữ dừng lại ở mức đọc viết thành thạo
II. Dự án thư viện nhỏ tại cộng đồng: (2 thôn)
1. Mục tiêu:
- Tạo cơ hội tiếp cận thông tin và duy trì kỹ năng đọc viết của các học viên lớp xóa mù chữ và người dân trong cộng đồng. Đặc biệt tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh cho trẻ em vùng Đầm phá
2. Đối tượng:
- Quản lý: Tình nguyện viên địa phương, chính quyền thôn
- Đối tượng hưởng lợi: Người dân trong 2 thôn
- Địa điểm (2 thôn)
+ Thôn Mai Dương, xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, TT Huế
+ Thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, TT Huế
3. Hình thức hoạt động:
Mạng lưới tình nguyện viên địa phương đã qua tập huấn quản lý thư viện cộng đồng sẽ trực tiếp quản lý thư viên bằng những quy định phù hợp với tình hình mỗi thôn. Trong đó quy định về ngày mở cửa thư viện, thẻ mượn sách và những quy định khi làm hư hỏng hoặc mất sách…
Đội ngũ tình nguyện viên sẽ do chính quyền của mỗi thôn quản lý và có sự thay đổi nếu cần thiết.
Xuong rong trình bày sơ bộ kế hoạch kinh phí của hoạt động.
1. lớp xóa mù chữ:
+ vở học sinh: 40 quyển x 5.000 = 200.000 đ
+ photo sách : 40 quyển x 15.000 = 600.000 đ
+ Văn phòng phẩm (bút chì, phấn, túi đựng tài liệu): 40 người x 10.000 = 400.000
=> Tổng cộng: 1.200.000
Hoạt động này huy động tại địa phương được: giáo viên đứng lớp, bảng viết đen, 20 quyển vở học sinh)
2. Thư viện cộng đồng
+ Tủ sách gỗ: 2 cái x 2.000.000 = 4.000.000 (huy động địa phương 1.000.000)
+ Dự kiến Văn phòng phẩm(bộ đồ chơi, hình ảnh...): 500.000
=> Tổng cộng: 3.500.000
Kinh phí 1 + 2 = 4.700.000 vnđ
+ Sách, báo, ấn phẩm (hiện tại đã có 50 đầu sách truyện thiếu nhi, truyện tranh lịch sử ...). Đây là phần quan trọng quyết định thư viện nhỏ. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường giá các loại sách khá cao trong khi chất lượng lại rất hạn chế. vì vậy xuong rong mong muốn có thể huy động được sự đóng góp hỗ trợ tích cực của cả nhà cho thư viện thêm phần phong phú và chất lượng. Sách chỉ cần có nội dung trong sáng, lành mạnh không phải sách cấm và còn đọc được là được. Không quan trọng sách mới hay cũ đâu cả nhà nhé.