Chào cả Nhà
Xlpl đọc qua tr hợp này từ báo QuangNam Online. Link đây.
Clik here
nhìn hình ảnh các cháu thật đáng thương bên bàn cơm đạm bạc.Năm cháu bé này gần như là \" Mồ Côi \" vì Cha đang vướng vào vòng lao Lý đã 8 năm rồi. Mẹ bỏ bê các cháu đi làm xa.thỉnh thoảng gửi cho các cháu vài trăm ngàn có miếng ăn,lót dạ mà vượt khó.với hoàn khó khăn như thế.các cháu biết thương yêu và che chở cho nhau dưới mái nhà nghèo.kg có người lớn chăm sóc.tuy cơm cháo đạm bạc như thế,mà các cháu cố gắng vượt khó bằng con đường học vấn.hiện trong Năm chị em có cháu lớn nhất tên Lanh,đang là SV đại học Luật tại Huế.năm thứ nhất. thật đáng khâm phục ý chí của các cháu phải kg các Bác.
Năm Chị Em
Thứ hai, 01 Tháng 11 2010 08:07
Hằng ngày, trong bữa ăn của các em ngoài cơm chỉ có rau muống nấu canh với... nước mắm, bắp chuối trộn dầu; dăm bữa nửa tháng các em mới có chút thịt, cá ăn đỡ thèm.
Bữa cơm đạm bạc của các em. Ảnh: N.Đoan
Từ nhiều năm nay, 5 chị em Đỗ Thị Lanh đã sống đùm bọc nhau như vậy trong căn nhà gỗ xập xệ của ông nội để lại tại thôn Trúc Hà (xã Đại Hưng, Đại Lộc). Câu chuyện về nghị lực vượt khó học giỏi của các em là một câu chuyện dài đầy cảm động và ở đó luôn có sự trăn trở, day dứt của người nghe.
“Hôm con bé tất tả bắt xe ra Huế thì trường đã nhập học cách đó 1 tuần. Nó đậu vào khoa Luật (trường Đại học Khoa học Huế) mà chần chừ mãi không dám đi học” - chị Chị Trần Thị Linh, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Đại Hưng cho biết. Tin bé Lanh đậu đại học làm nức lòng bà con hàng xóm, ai cũng trầm trồ khen ngợi rồi thầm ái ngại cho em, không biết rồi con bé có đủ nghị lực để theo hết các năm học không?. “Ngày đi ra Huế nhập học, con Lanh cứ nấn ná, bịn rịn mãi không chịu đi vì lo nghĩ cho 4 đứa em ở lại không ai chăm nom. Tội nghiệp, hành trang con bé mang theo chẳng có gì ngoài bộ quần áo đã sờn màu. Lanh bảo với chị: “Lúc trước đi học ở quê con thường mượn quần áo bạn mặc, giờ ra đó học không biết kiếm quần áo ở đâu để mặc đi học dì Linh ơi!”. Có duy nhất đôi dép sờn quai nó cũng muốn nhường lại cho đứa em ở nhà đi học...”. Kể đến đây, giọng của chị Linh chùng xuống. Số phận bất hạnh ập đến với chị em Lanh khi tình cảm giữa ba và mẹ bị rạn nứt. Mẹ bỏ ra đi làm ăn xa, không bao lâu thì ba cũng bị vướng vào vòng lao lý (tính đến nay ba Lanh đã ở tù được 8 năm). Và cũng chừng ấy năm các em dắt díu nhau về sống với ông nội trong căn nhà gỗ trống hoác, xập xệ. Trong nhà chẳng có vật dụng gì đáng giá hơn 200 nghìn đồng. Rồi ông nội cũng qua đời vì tuổi già. Từ đó, các em bơ vơ như gà mất mẹ, hằng ngày sống nhờ vào sự cưu mang của bà con hàng xóm.
Lanh vào bếp trước ngày ra Huế nhập học. Ảnh: NHƯ THƯ
Căn nhà gỗ nằm sâu trong con hẻm nhỏ, mới chỉ đầu mùa mưa mà đường vào nhà đã lầy lội. Khi chúng tôi đến, 4 em của Lanh đang ăn trưa. Trên bàn là một tô cơm nhạt, tô canh rau muống (nấu với nước mắm), đĩa bắp chuối trộn với dầu héo quắt. Dù vậy, các em vẫn ăn uống rất ngon lành. Nhìn mâm cơm, rồi nhìn bốn vóc dáng gầy còm, bé teo hồn nhiên ăn, tôi tự hỏi ăn uống như vậy sức các em sẽ chịu đựng được bao lâu để cắp sách đến trường? Em Đỗ Thị Mỹ Lành (học lớp 9) nói: “Lâu nay 5 chị em em đều ăn uống như vậy thành ra đã quen bụng. Thịt cá phải nửa tháng chúng em mới dám ăn. Mẹ đi nấu ăn thuê ngoài Đà Nẵng, cuối tháng mới về thăm chúng em. Mẹ có nhiều bệnh, ngày nào cũng uống thuốc, lương lại thấp nên không đủ tiền để lo cho cả nhà. Mẹ cũng ít về nhà lắm. Hằng tháng mẹ cho chúng em thêm 400 nghìn trang trải cuộc sống nên mấy chị em quy định với nhau là phải tiết kiệm dành dụm chút tiền dư để đi học, dù ăn uống kham khổ mấy cũng chịu được. Ba tháng hè mấy chị em tranh thủ làm thuê như hái đậu, cắt lúa, chăn trâu để kiếm tiền ăn học. Sách thì mượn sách cũ, còn vở thì đã có vở phần thưởng cuối năm. Chúng em sẽ cố gắng học tập cho thật tốt để trở thành những con người có ích, không phải khổ như ba mẹ”.
Chị Linh cho biết: “Năm chị em đứa nào cũng học giỏi, chỉ tội hoàn cảnh quá bất hạnh. Ngoài em Đỗ Thị Lanh vừa đỗ đại học, còn lại các em Đỗ Văn Lãnh (lớp 11), Đỗ Thị Mỹ Lành (lớp 9), Đỗ Văn Luân (lớp 6) và Đỗ Thị Lý (lớp 5). Lâu nay nếu không có sự quan tâm động viên của thầy cô, bạn bè, hàng xóm chắc các em đã dang dở việc học. Chị sợ rồi chúng sẽ không đủ tâm lý, nghị lực để theo đuổi ước mơ con chữ của mình”. Lãnh mở ngăn tủ nhỏ (được khóa cẩn thận) để khoe với chúng tôi rất nhiều giấy khen học sinh khá, giỏi của 5 chị em Lanh qua các năm học. Đặc biệt, năm học lớp 12 (trường THPT Chu Văn An - Đại Lộc), Lanh được .........
Trong căn nhà gỗ xập xệ, ẩm mốc, 5 đứa trẻ đang nuôi dưỡng những ước mơ vào sự học. Riêng chúng tôi bị ám ảnh mãi hình ảnh bó rau muống xanh rờn đặt trên lu nước - phần thực đơn của bữa cơm chiều...
NGUYÊN ĐOA
Mong Cả Nhà giúp đỡ cho các cháu có điều kiện tiếp bước con đường đến trường để mua con chữ vượt nghèo.các Bác CLBXM Miền trung ra quân cứu giúp nhé. Thanks