size=4]b[bKa lăng là một trong những xã xa xôi hẻo lánh và nghèo đói khó khăn nhất của Lai châu nói riêng hay cả nứơc chung, cùng với các dân tộc anh em khác toàn xã Ka lăng có 6 bản của người La hủ sinh sống , một dân tộc nghèo đói và lạc hậu nhất trong cả nước.[/[/b]b] \"....Không hiểu sao tộc người La Hủ lại chọn những nơi sơn cùng thuỷ tận, núi non chênh vênh, dốc đèo heo hút thăm thẳm như thế này để sinh sống? Người La Hủ có nhiều tên gọi như: Xá Lá Vàng, Cò Xung, Khù Sung, Khả Quy, Cọ Sọ, Nê Thú. Nhóm địa phương có La Hủ na (đen), La Hủ sư (vàng), La Hủ phung (trắng).
Ở Việt Nam, người La Hủ, chủ yếu sống ở huyện Mường Tè.
Sau gần bảy tiếng đồng hồ leo núi, chúng tôi đã đến được bản Là Si. Từ lưng chừng núi nghe tiếng chó sủa, bao nhiêu mệt nhọc như được tiêu tan. Chúng tôi thở phào nhẹ nhõm. Bước xuống độ ba mươi phút tôi thấy mấy cái nhà tranh vàng hoe loi nhoi hiện ra. Thật là mừng. Nếu đi tiếp hai giờ đồng hồ nữa thì còn nhiều người phải rớt lại đằng sau!
Bản Là Si có bốn chòm, hai chòm nằm bên sườn núi Là Si, hai chòm nằm bên sườn núi A Ma Cồ. Núi A Ma Cồ cao không kém núi Là Si. Qua hết đỉnh A Ma Cồ là đến biên giới Việt - Trung. Bên kia là tỉnh Vân Nam. Chúng ta có bay trên cao cũng không nhận ra bản Là Si có người sinh sống. Một số nhà lẩn khuất dưới bóng rừng già không thể trông thấy, một số phơi ra trên những sườn núi cao chót vót như một cái chòi canh bỏ hoang. Giữa điệp trùng non thẳm, suối sâu làng bản như một dấu chân hoẵng lạc rơi giữa đại ngàn, có ai mà đến được và biết được ở đấy vẫn có con người sinh sống. Người La Hủ làm nhà không dùng gỗ. Họ chỉ lấy tre, nứa, luồng làm cột kèo rui mè, rồi dùng tranh, lá chuối lợp lên trên mái để che mưa che nắng. Trong cái nhà sáu mét vuông ấy được chia làm hai nửa có thưng liếp nứa ngăn cách. Một nửa để ngủ, một nửa để làm bếp. Trên giàn bếp có treo một số da thú, chân thú nhỏ làm thức ăn khi rừng động. Khách khứa, ăn uống đều diễn ra tại đây. Nhìn quanh nhìn quách, trông lên ngó xuống, tôi không tìm ra một thứ gì đáng giá 10 nghìn đồng, trừ cái núc kiềng đã bị lửa ăn mòn qua bao mùa đông giá lạnh của cực bắc. Nét hiện đại duy nhất có ở bản Là Si là mấy cái quần, cái áo kiểu sơ-mi mua được ở các chợ biên giới.
Bộ đội đã giúp người La Hủ bằng nhiều cách để đưa gạo tận từng nhà mà bà con không thể đổi rượu hoặc bán đổ trên đường đi nhận gạo. Bộ đội đã áp dụng ở Hà Si, Hà Nê và sẽ áp dụng ở Là Si bây giờ. Bộ đội sẽ tự mình chuyển gạo tiêu chuẩn của dân đến doanh trại của mình, hằng tháng phát cho đồng bào theo nhân khẩu. Có như thế đồng bào mới không đổi rượu, có như thế mới cứu đói được đồng bào.
Đồng bào La Hủ đang thiếu dinh dưỡng một cách trầm trọng. Bao nhiêu đời thiếu ăn, thiếu mặc, giờ người La Hủ nhỏ hơn người dưới xuôi. Thanh niên của họ chỉ bằng thiếu niên người Kinh. Không chỉ người La Hủ mà các dân tộc miền núi như người Hà Nhì, người Dao, người Mông... đang ngày một thấp nhỏ hơn. Nguy cơ thoái hoá đến mức báo động.
Người Mông có câu hát rất hay: \"Người giàu đi mãi thì thành kẻ nghèo, người nghèo đi mãi thì thành con ma rừng\". Người La Hủ nếu còn đi nữa thì cũng rất dễ thành con ma rừng, đến một ngày không xa rất đáng ngại tộc người này sẽ như các loài chim, loài thú quý hiếm khác dần dần biến mất trên Trái đất. Vì vậy, đề án cứu giúp người La Hủ ổn định dân cư, xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội gắn với bảo vệ chủ quyền biên giới là một đề án kịp thời mang nhiều ý nghĩa nhân sinh, xã hội lớn lao không chỉ có tầm quốc gia mà còn có cả tầm nhân loại!
Đề án này được giao cho đồn Ka Lăng và Đồn Thu Lũm trực tiếp thực hiện. Năm trước, điểm triển khai là hai bản Hà Si và Hà Nê. Hai bản có trăm phần trăm là người La Hủ. Những ngày triển khai dự án không chỉ cán bộ, chiến sĩ ở các đồn cơ sở mà ngay cán bộ lãnh đạo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Lai Châu thay nhau đến chỉ đạo trực tiếp tại hai bản Hà Si, Hà Nê. Với phong cách thực hiện \"bốn cùng\" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng đồng bào), bộ đội đã làm được 18 cái nhà lợp tôn cho đồng bào, đã mở được một lớp học (cả bản cùng đi học một lớp), một trạm xá. Đồng bào hai bản đã định canh định cư, bước đầu làm lúa nước.
Trên dải biên cương phía bắc này có thêm một tộc người nữa được cứu vớt. Họ sẽ còn mãi như dân ca La Hủ cùng trường tồn với nước Việt.....\"
tintuc.xalo.vn/00-2009938974/nguoi_la_hu_noi_bien_cuong.htm
l[/size]