Ngày 11/1/2009, Nhomai_2002 đưa tin về em Khánh:
Gia đình em Nguyễn Thị Khánh hiện đang ở tại Xóm Trại, Thôn Bồn Phổ , Xã Hương An, huyện Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ba của Khánh đã bị chiến tranh cướp đi đôi chân nguyên vẹn và giờ đây những bước di chuyển hàng ngày của ba em là quỳ bằng hai đầu gối để đi bán vé số mưu sinh qua ngày . Cuộc sống của gia đình em Khánh vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn khi hai người anh trai của Khánh đã vô tình dẫm vào quả đạn còn sót lại từ chiến tranh và cùng tử nạn luôn . Mẹ của em Khánh từ vụ việc đó đã đau buồn và lâm bệnh nặng, cả gia đình đã phải đưa mẹ của em ra thành phố Huế để chữa trị. Bản thân Khánh học ngành kế toán đã ra trường rồi nhưng hiện giờ vẫn chưa xin đc việc.
Gia đình Khánh còn tất cả ba người, gia đình em chuyển về Thừa Thiên - Huế sinh sống từ năm 1992, đc chính quyền địa phương cấp cho 1 sào ruộng để cấy hái . Mẹ của Khánh tên là Nguyễn Thị Thụân có bệnh liên quan đến thần kinh nhưng ko đến nỗi phải đi viện, hàng ngày đi làm ruộng, đi chặt củi để bán, đi làm thuê mọi công việc để kiếm tiền . Khánh đã tốt nghiệp hệ trung cấp kế toán hơn 1 năm nay nhưng vẫn chưa xin đc việc làm . Một cậu em út năm nay học lớp 10 học rất giỏi ( đi thi học sinh giỏi môn địa lý thành phố Huế đạt giải nhì, thi tỉnh đạt giải ba ) . Bố của Khánh tên là Cưu bị dẫm phải mìn trong lúc hành quân nên cụt hai chân hiện giờ đang sinh sống ở thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước cùng bà nội của Khánh đã ngoài 80t . Ông Cưu hiện giờ mưu sinh bằng việc đi bán vé số, hàng tháng gửi về cho ba mẹ con 500 nghìn để trang trải cuộc sống hàng ngày và thi thoảng mới về thăm nhà . Một người chị gái của Khánh đã lấy chồng và hiện giờ đang làm thợ may, cả 2 vợ chồng đang sống ở trong SG, cũng có gửi tiền về nhà tuy ko rõ là hàng tháng gửi về bao nhiêu nhưng cũng đã mắc cho gia đình một chiếc điện thoại bàn để tiện liên lạc . Hai người anh trai của Khánh đã chết khi đang còn là học sinh do dẫm phải bom mìn còn sót lại từ chiến tranh trong khi đang làm rẫy ở Long Khánh _ Đồng Nai vào năm 1988 !
Trên đây là một số thông tin mà nhomai_2002 có đc qua một người bạn mà nhomai_2002 đã nhờ đi tìm hiểu thực tế giùm để cho NTCM có thêm thông tin nhằm thuận lợi hơn cho các thành viên trong quá trình đi xác minh . Người bạn của nhomai_2002 tên là Hoàng Văn Quân, sinh viên lớp báo chí K29 đại học Khoa Học Huế, số phone là 0122.226.2695 !
Các bác miền Trung nếu có thể đi xác minh trường hợp này đc thì cứ liên lạc với Quân, Quân sẽ đưa các bác đi đến gia đình Khánh cho thêm phần thuận lợi ! Số điện thoại bàn của gia đình Khánh là 054.2214293 !
Ngày 8/2/2009, xuongrong cùng Quân đã đi xác minh:
Ngoài những thông tin mà anh nhomai_2002 cung cấp em còn biết thêm một số thông tin khác. Khánh đã tốt nghiệp trung cấp kế toán nhưng không xin được việc làm. Năm nay Khánh tiếp tục ôn thi lại Đại học và đang luyện thi ở 1 trung tâm ôn thi chi phí 450k/tháng/3môn. Em Hậu đang học lớp 10 ngoài giờ lên lớp cũng theo học thêm Ngoại ngữ và Hoá học.Tuy không gặp được Hậu nhưng nhìn vào tập giấy khen dày cộm của Hậu em biết đây là 1 cậu bé ham học và thông minh. Nhưng có 1 điều đáng buồn như lời kể của mẹ Hậu thì cậu bé rất tự ti và mặc cảm về quá khứ của gđ mình. Hậu đang tuổi mới lớn nếu không trao niềm tin cho em thì điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển sau này của em ấy. Quan trọng hơn nữa là thái độ của mọi người cũng như sự thờ ơ của chính quyền địa phương.
Gđ hiện nay chỉ có nguồn thu nhập chính hằng tháng từ bố Hậu. Cả nhà chỉ có 1 sào ruộng nhưng vì làm 2vụ/năm nên cũng đủ ăn hầu như không phải mua thêm gạo. Tuy hoàn cảnh gđ khó khăn nhưng gđ luôn nằm ngoài danh sách hộ nghèo và những hổ trợ khi gặp thiên tai. Chưa năm nào gđ đựơc công nhận là hộ nghèo. Vì thế các con đi học không được miễn giảm bất kỳ khoản đóng góp nào. Gđ ít khi được tiếp cận các chính sách của địa phương như vay vốn ưu đãi. Năm 1999 gđ có vay của Ngân hàng 1,5 triệu nhưng đựơc nữa năm họ thu hồi lại 500k và hứa cho vay thêm lên 2triệu nhưng không thấy Ngân hàng thực hiện. Còn lại 1 triệu,10 năm nay gđ chưa trả cả gốc và lãi. Cách đây mấy năm gđ vay thêm 6 triệu của anh em ,họ hàng để xây nhà. Bác Thuận thật thà nói:\"Bác chịu rồi để tụi nhỏ lớn lên kiếm tiền trả nợ giúp ba mẹ thôi\". Hầu như gđ và chính quyền địa phương không có mối liên hệ nào.
Tết vừa rồi gđ có khá hơn vì bán được 1 triệu tiền gà. Khánh không ăn tết ở nhà mà vào Sài Gòn bán nước cùng chị gái,trừ chi phí Khánh làm thêm được 1,5 triệu. Bố khánh gửi về 500k và sắp tới khi Huế vào mùa nắng bố Khánh sẽ ra Huế. Khi nào mùa mưa thì vào lại trong ấy vì mùa mưa bác trai đi lại khó khăn
Trước thông tin trên, sau khi bàn bạc BQT quyết định CMTX gia đình Khánh mức 400,000 VND / tháng. Từ smallpig.dori (100 ngàn) và quỹ NTCM (300 ngàn) từ tháng 3/2009.
Khánh có thẻ ATM của Ngân hàng VCB chi nhánh Tp Huế. Số tài khoản : 0161000667963. Chủ TK: Nguyễn Thị Khánh
DzungNguyen&DiepThien có giúp CMKTX: 300,000 VND.
Các thành viên ở Huế cho biết thêm: Tổng số tiền mà Khánh nhận được hầu như là dùng vào việc khám bệnh và mua thốc. Khánh nhờ em chuyển lời cảm ơn đến các anh chị nhiều : \"May có các anh chị nếu không chắc em để cho bệnh nó cứ phát triển tự nhiên\".
Tháng 6/2009 Khánh có thi đại học lần nữa nhưng không đậu.
Ngày 4/10/2009, xuongrong ra nhà Khánh tặng quà Trung thu thì được biết nhà Khánh cũng bị ảnh hưởng bởi cơn bão. Huế sau trận lũ nhìn tan hoang nhưng gia đình Khánh còn thảm hơn nhiều. Xuong rong đi 1 mình và phải rất khó khăn mới qua được quãng đường và cảnh đồng còn ngập nước. Hiện nay cả nhà Khánh đang về quê nội làm việc họ. Nhìn khắp nhà chỉ thấy chuối non và những quả cau bị rụng trong bão. Khánh nói đó là thu nhập chính của gia đình trong lúc này. Nhưng có lẽ điều đáng buồn nhất là căn nhà dưới của Khánh bị tốc mái hầu như hoàn toàn. Nhìn vào căn nhà trống trơn và những vật dụng trong nhà đổ nát chỏng chơ thật buồn. Xuong rong có hỏi Khánh về việc khắc phục sau bão, nhưng có lẽ đó là việc quá sức của gia đình trong lúc này. Năm tới Khánh có kế hoạch vào Sài Gòn xin việc sau nhiều lần xin việc tại Huế.
Tết 2010 này, NTCM cũng có một phần quà Tết trị giá 350,000 VND cho gia đình em.