×

Lưu ý

The forum is in read only mode.
Chào mừng, Khách
Tài khoản: Mật mã: Tự động đăng nhập
Các hoàn cảnh được giúp đỡ ở Đồng Nai
  • Trang:
  • 1
  • 2

CHỦ ĐỀ: Phước Tân, Long Thành - Chùa Diệu Pháp

Phước Tân, Long Thành - Chùa Diệu Pháp 03 08 2011 10:21 #31614

  • canthoquetoi
  • canthoquetoi's Avatar Topic Author
  • COM_KUNENA_OFFLINE
  • Thành viên
  • Thành viên
  • Tổng số bài viết: 142
  • Số lần được cảm ơn: 0
Đồng Nai- Ngôi Chùa tâm linh-nơi gửi gấm những mảnh đời côi cút

Mình đọc qua bài báo này, và cảm thấy thuơng cho nhiều hoàn cảnh cô đơn , nguời bị bỏ rơi , kẻ không nơi nuơng tựa . Nhưng đuợc các sư cô của chùa Diệu Pháp cùng các vị Phật tử và quý Mạnh Thuờng Quân với tấm lòng Bồ Tát đã đem đến cho những nguời cơ nhở một mái ấm , tuy đơn sơ nhưng thật ấm áp tình nguời .
Mình xin mạo muội đăng tải lại bài này và hy vọng TV của DĐ mình có thể cùng góp thêm vài ký gạo và năm ba nhánh củi để có thể phụ giúp sư cô Huệ Đức lo cho nhửng mảnh đời côi cút đó đuợc huởng trọn vẹn tấm lòng từ bi nhé .

vnexpress.net/gl/doi-song/2011/07/127-ma...-ngoi-chua-heo-lanh/



127 mảnh đời côi cút trong ngôi chùa hẻo lánh


Bị bỏ rơi trước cửa chùa từ lúc còn đỏ hỏn, được các ni sư nhặt về nuôi rồi đặt tên là Hươu và Nai, hai cậu bé sinh đôi hễ thấy có bóng người đến thăm lại háo hức đến níu tay, ôm cổ, tíu tít hỏi chuyện rồi phá lên cười khúc khích.
> 103 cụ già trong ngôi chùa nhỏ/ Cựu giám đốc cưu mang gần 100 người vô gia cư
\"Đặt tên xấu xấu cho dễ nuôi. Hai đứa ngoan lắm, tội nghiệp, mới sinh đã bị mẹ bỏ ở cửa chùa. Mấy sư thấy vậy thương nên mang về nuôi\", Sư cô Huệ Đức, Trụ trì chùa Diệu Pháp (Huyện Long Thành, Đồng Nai) giải thích về hai cái tên \"lạ\" mà các ni sư đã đặt cho mấy đứa trẻ.

Hươu và Nai là hai trong số 127 mảnh đời đáng thương đang trú ngụ tại ngôi chùa vùng quê nghèo hẻo lánh này. Đến sống tại đây, mỗi số phận là một cảnh ngộ khác nhau, có người bị bệnh tâm thần sống lang thang, có người bị bại liệt bẩm sinh, khuyết tật, mồ côi hoặc hoàn cảnh túng quẫn... Họ được các tăng ni Phật tử đem về nuôi dưỡng, chăm sóc và tạo điều kiện cho đi học, tìm việc làm rồi lấy chồng, lấy vợ.


Cặp song sinh Hươu và Nai đang được các ni sư cưu mang tại Nhà mồ côi, chùa Diệu Pháp. Ảnh: Thi Ngoan

Tọa lạc tại ấp Tân Cang, xã Phước Tân, Long Thành, Đồng Nai, chùa Diệu Pháp nằm lọt thỏm giữa khu rừng bạt ngàn. Sư cô Huệ Đức, trụ trì chùa đồng thời là người trực tiếp chăm sóc những mảnh đời bất hạnh ở đây cho biết, cô về tiếp quản chùa từ năm 1983. Gần 30 năm về trước, đất này chỉ là một vùng đồi núi hoang vu hẻo lánh, cây cối um tùm, đất đai khô cằn.

Vẫn nhớ như in cái lần đầu tiên sau 2 tháng về tiếp quản chùa, lúc đi làm vườn, sư cô nhìn thấy có một em bé sơ sinh còn bọc nguyên tã được đặt ở trước cửa chùa. Ban đầu các sư ngạc nhiên, nhưng sau đó hiểu được tình cảnh nên mọi người vội bồng em bé này vào chùa thay đồ, tắm rửa rồi cho uống sữa.

Và đến nay, dưới bàn tay chăm sóc của các sư mẫu, cô bé bị bỏ rơi ngày nào giờ đã trưởng thành và có gia đình riêng, lâu lâu chị lại về thăm chùa để giúp các sư phụ chăm lo cho đàn em cùng cảnh ngộ.

Một buổi sáng khác, như thường lệ hàng ngày các ni sư thức dậy lúc 3h sáng để tụng kinh niệm Phật thì nghe tiếng chó sủa dữ dội. \"Hồi đó chưa có điện nên các sư đốt đuốc ra xem thì thấy có em bé chắc mới sanh được vài ngày còn quấn tã đang khóc. Thế là mọi người vội ẵm vào nhà\", cô Huệ Đức kể.

Rồi cậu bé ấy được gọi luôn cái tên cúng cơm là \"Chó\", vì theo lý giải của sư cô đặt tên xấu cho dễ nuôi và cũng là để kỷ niệm lần ấy nhờ có tiếng chó sủa mà các sư mới phát hiện ra cháu bé.

Rồi cứ như thế đã gần 30 năm trôi qua, danh sách những \"Lượm, Hươu, Nai, Chó, Trâu...\" lần lượt nối tiếp nhau ra đời. Mỗi cái tên như thế đều gắn với một kỷ niệm hoàn cảnh mà các em được nhận vào chùa này.


Những cụ già đang nương thân nơi cửa từ bi. Ảnh: Thi Ngoan

Cuộc sống người xuất gia tu trì vốn khó khăn, nay lại cưu mang thêm những sinh linh bé nhỏ khiến cuộc sống của các sư cô chùa Diệu Pháp đã thiếu thốn càng khốn đốn hơn. \"Mình đi tu ăn chay đã đành, các em nhỏ ăn như mình sẽ không đủ chất dinh dưỡng. Nghĩ thế nên nên phải tính toán làm sao xoay sở để bữa cơm của bọn trẻ phải có thịt cá đầy đủ\", sư cô Trụ trì trăn trở.

Và thế là để có tiền nuôi nấng bọn trẻ, 6 ni sư phải tăng cường ngày đêm lao động vất vả hơn gấp nhiều lần. Mảnh đất rộng 3 ha của chùa được tận dụng trồng lúa, cao su, rau củ... để tự cung tự cấp về lương thực. Bên cạnh đó, các cô còn nhận may tu phục để bán lấy tiền mua thịt, cá cho các con ăn.
\"Nhân bất học bất tri lý\", tâm niệm như thế nên các sư cô chùa Diệu Pháp còn tạo mọi điều kiện khuyến khích các con đi học và theo đuổi con đường tri thức đến cùng. Cô Huệ Đức cho biết, bắt đầu lên 4 tuổi, các em nhỏ được đi học mẫu giáo rồi cứ thế lên tiểu học, trung học, đại học. \"Sức học của các em đến đâu thì mình cố gắng lo đến đó\", cô bảo.

Bản thân các em sống ở chùa cũng ý thức được hoàn cảnh của mình khó khăn và chỉ có con đường học để tiến thân nên chúng cũng ngoan ngoãn và chăm chỉ học hành. Ngoài những buổi lên lớp thì các em ở nhà phụ việc ở chùa hoặc ra rẫy cạo mủ cao su, làm cỏ, hái rau...

Cảm kích trước tấm lòng của các sư cô cưu mang những mảnh đời khốn khó nên nhiều người hảo tâm ở khắp nơi cũng đến thăm, giúp đỡ, cho tiền, quà, quần áo...để chung tay với chùa tiếp tục chăm lo cho những con người bất hạnh. Và hiện nay chùa Diệu Pháp đã được chính quyền tỉnh Đồng Nai công nhận và cấp phép hoạt động dưới sự quản lý của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh.



Sư cô Huệ Đức cùng hai cử nhân vừa tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế là Hồ Thị Hiền (mặc đồ màu xanh) và Hà Thị Hạnh được bà cưu mang từ khi còn nhỏ. Ảnh: Thi Ngoan

Dưới bàn tay yêu thương của các tăng ni, Phật tử, đến nay sau gần 30 năm, từ \"chiếu nôi\" chùa Diệu Pháp này, hơn 500 mảnh đời bất hạnh nên người và có cuộc sống ổn định. Trong số đó, 48 anh chị tốt nghiệp đại học và đi làm, một anh đang học tiến sĩ ở Nhật và một chị vừa tốt nghiệp thạc sĩ ngoại ngữ, 46 sinh viên đang theo học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp ở khắp mọi miền tổ quốc. Thỉnh thoảng vào những ngày cuối tuần hoặc lễ tết, họ lại về thăm chùa và tiếp tục giúp đỡ các ni sư cưu mang những mảnh đời đồng cảnh ngộ.

An lòng khi nhìn những \"hạt giống\" mình trồng bây giờ đã bắt đầu sinh hoa kết trái, Sư cô Huệ Đức cười bảo: \"Nhớ hồi đầu các cô thấy khó khăn lắm, sợ không làm được vì mình đi tu chỉ quen tụng kinh niệm Phật chứ đâu biết công việc chăm sóc trẻ. Nhưng trông thấy hoàn cảnh các cháu đã bị bỏ rơi rồi giờ mà mình không giang tay đón nhận và giáo dục thì các cháu sẽ bơ vơ. Mình cho các cháu ăn học để khi ra ngoài xã hội, chúng sẽ không bị vấp ngã như bố mẹ nữa...\".

Địa chỉ Chùa Diệu Pháp: ấp Tân Cang, xã Phước Tân, huyện Long Thành, Đồng Nai. Hòm thư 11, Bưu điện Hố Nai 3 - TRảng Bom - Đồng Nai. Điện thoại: 0613.967.944, 0909.667.300

Phước Tân, Long Thành - Chùa Diệu Pháp 03 08 2011 16:28 #31641

  • Đỗ Quyên
  • Đỗ Quyên's Avatar
  • COM_KUNENA_OFFLINE
  • Thành viên tích cực
  • Thành viên tích cực
  • Tổng số bài viết: 227
  • Điểm khen ngợi: 2
  • Số lần được cảm ơn: 36
@Canthoquetoi:

Cách đây khoảng 3 năm, Ni Sư Huệ Đức đã đến Mỹ để dự chương trình Paris By Night số 90 cùng với nữ tu Công giáo Nguyễn thị Hiên (Đông Hà,Quảng Trị) và cô Tim - Aline Rebeaud (Nhà May Mắn, TP HCM).

Lần ấy, cả 3 người đều được sự hoan nghinh và hỗ trợ rất nhiều từ các việt kiều ở hải ngoại.

Phước Tân, Long Thành - Chùa Diệu Pháp 03 08 2011 17:59 #31661

  • My Darling
  • My Darling's Avatar
  • COM_KUNENA_OFFLINE
  • Thành viên rất tích cực
  • Thành viên rất tích cực
  • Một Thời Để Nhớ
  • Tổng số bài viết: 2041
  • Điểm khen ngợi: 2
  • Số lần được cảm ơn: 291
Mình cũng vừa đọc bài viết này , do là ở Đồng Nai nên anh chị em nào nếu rãnh thì đi XM và liên hệ qua SMS với mình nha vì dạo này mình bận quá nên không thề tham gia được .

Phước Tân, Long Thành - Chùa Diệu Pháp 04 08 2011 07:38 #31721

  • carycon
  • carycon's Avatar
  • COM_KUNENA_OFFLINE
  • Thành viên tích cực
  • Thành viên tích cực
  • Tổng số bài viết: 255
  • Số lần được cảm ơn: 0
Chào cả nhà!

Chiều nay mydarling và một thành viên của nhóm XM BRVT sẽ đi xác minh ngôi chùa này, bài viết và hình ảnh my darling sẽ cập nhật sau.

@ Mydarling: Bác xác minh và viết bài và post hình lên sớm nhé, sorry vì quá bận nên mình không tham gia XM được.

Phước Tân, Long Thành - Chùa Diệu Pháp 04 08 2011 09:32 #31732

  • DTam
  • DTam's Avatar
  • COM_KUNENA_OFFLINE
  • Thành viên tích cực
  • Thành viên tích cực
  • Tổng số bài viết: 255
  • Điểm khen ngợi: 2
  • Số lần được cảm ơn: 51
Chùa này được nhiều người biết đến , được các mạnh thường quân( trg và ngoài nước ) quan tâm . Chùa đã tự đứng vững được cho nên khg cần CM , tùy ý DĐ . Dĩ nhiên , là một cơ sở ( tôn giáo ) hoạt động từ thiện thì Chùa luôn hoan nghênh sự đóng góp của mọi người .
Xin đính chánh : Người trụ trì Chùa Diệu Pháp đã là Ni Sư chứ khg phải Sư Cô , chúng ta nên gọi đúng cấp bậc để tỏ sự kính trọng .

Phước Tân, Long Thành - Chùa Diệu Pháp 05 08 2011 01:26 #31786

  • My Darling
  • My Darling's Avatar
  • COM_KUNENA_OFFLINE
  • Thành viên rất tích cực
  • Thành viên rất tích cực
  • Một Thời Để Nhớ
  • Tổng số bài viết: 2041
  • Điểm khen ngợi: 2
  • Số lần được cảm ơn: 291
Trường hợp này cách nhà mình khoảng 5 km , cũng cách nhà chị gái của Lộc 5km nên chiều hôm qua mình và ngoisaomongmoanh_tl2002 tức là em Phan Thị Lộc đã đi xác minh trường hợp này .
Đính chính lại địa chỉ của chùa Diệu Pháp thuộc ấp Tân Cang Xã Phước Tân TP Biên Hòa - Đồng Nai . Chùa Diệu Pháp cũng không phải nằm heo hút trong rừng như báo đã đưa tin mà nó nằm ngay cạnh đường tránh của TP Biên Hòa .
Nói như DTam chính xác đó . Ni sư Huệ Đức tên thật là Hồ Thị Duyên Nhi người gốc Thừa Thiên Huế vào miền Nam từ trước 1983 và năm 1983 ni sư cùng các ni cô khác đã bắt đầu nuôi trẻ mồ côi , trẻ khuyết tật . Nguồn để nuôi các cháu là từ người này người kia và từ làm rẫy bởi vì ni sư Huệ Đức có mấy mẫu đất làm rẫy ở trên huyện Dak Hà Tỉnh Dak Nông cùng với mảnh vườn nhỏ ở Chùa Diệu Pháp ( Ni cô Huệ Đức kể ) . Hiện nay chỗ nuôi trẻ này đã mang tên CƠ SỞ NUÔI DƯỠNG ĐỐI TƯỢNG XÃ HỘI DIỆU PHÁP do ni sư Huệ Đức làm chủ trì ( tên trước đây ) tên giờ là Giám Đốc cơ sở .
Cơ sở nuôi dưỡng gồm 150 người cả già lẫn trẻ . Trong đó có 101 người sinh năm 1986 đến nay và người neo đơn tàn tật là 25 người . Cụ thể như sau :
- Mẫu giáo : 7 người
- Lớp 1 : 2 người
- Lớp 2 : 3 người
- Lớp 3 : 2 người
- Lớp 4 : 7 người
- Lớp 5 : 4 người
- Lớp 6 : 5 người
- Lớp 7 : 3 người
- Lớp 8 : 2 người
- Lớp 9 : 2 người
- Lớp 10 : 4 người
- Lớp 11 : 2 người
- Lớp 12 : 4 người
- Học nghề : 4 người
- Cao đẳng : 5 người
- Đại học : 40 người
- Người già neo đơn : 4 người
- Khuyết tật và bệnh : 7 người
- Tâm thần : 4 người
Hiện nay đã có một số người học xong và đi làm như Hiền và Hạnh , lúc đến là 17h hai em mới đi làm về ( 2 em này quê gốc là ở Nghệ An và Hà Tĩnh ) học Điều dưỡng ở đại học Y Huế nay đang làm thử việc tại Bệnh Viện Đa Khoa khu vực Thống Nhất - Biên Hòa - Đồng Nai , một người nữa đi làm kế toán tại một công ty cũng ở Biên Hòa . Những em đi học cấp 3 là phải lên trung tâm thành phố Biên Hòa ( cách Tân Cang 20 km ) ở trọ và học trên đó . Mới đây ni sư cũng đã nhặt thêm 1 bé mới hơn hai tháng .
Lúc đến thì cũng có mấy người phật tử đến để cho cái này cái kia trong đó có sách học ....Và lúc đến cũng có 1 bác sỹ đến châm cứu cho 1 người neo đơn đang bị bệnh.
Do ở đây cũng đã được chính quyền công nhận và cấp phép thành 1 trung tâm nuôi dưỡng đối tượng xã hội nên nhóm không muốn đề xuất gì mà chỉ đề xuất 1 phần CMTX đó là hàng tháng mua sữa cho cháu bé hơn hai tháng mới được các ni cô đưa về . Ngoài ra , nếu có thể thì đến ngày trung thu phối hợp với đoàn xã ở đây tổ chức trung thu cho các cháu .

Phước Tân, Long Thành - Chùa Diệu Pháp 05 08 2011 01:35 #31787

  • My Darling
  • My Darling's Avatar
  • COM_KUNENA_OFFLINE
  • Thành viên rất tích cực
  • Thành viên rất tích cực
  • Một Thời Để Nhớ
  • Tổng số bài viết: 2041
  • Điểm khen ngợi: 2
  • Số lần được cảm ơn: 291
Hình ảnh :





[img]http://cC7.upanh.com/26.47.33251886.Nur0/img0393a.jpg[img] [img]http://cC5.upanh.com/26.47.33251894.9Sj0/img0395a.jpg


Bác sỹ đang châm cứu


( CÒn nữa )

Phước Tân, Long Thành - Chùa Diệu Pháp 05 08 2011 01:57 #31789

  • My Darling
  • My Darling's Avatar
  • COM_KUNENA_OFFLINE
  • Thành viên rất tích cực
  • Thành viên rất tích cực
  • Một Thời Để Nhớ
  • Tổng số bài viết: 2041
  • Điểm khen ngợi: 2
  • Số lần được cảm ơn: 291







Em Lộc và 1 em trong cơ sở


Cháu bé hơn 2 tháng tuổi mới nhận về



Em Lộc và ni sư Huệ Đức



Phước Tân, Long Thành - Chùa Diệu Pháp 05 08 2011 02:06 #31790

  • My Darling
  • My Darling's Avatar
  • COM_KUNENA_OFFLINE
  • Thành viên rất tích cực
  • Thành viên rất tích cực
  • Một Thời Để Nhớ
  • Tổng số bài viết: 2041
  • Điểm khen ngợi: 2
  • Số lần được cảm ơn: 291






[img]http://cC7.upanh.com/26.50.33254486.lMR0/img0447a.jpg[img] [img]http://cC2.upanh.com/26.50.33254491.oop0/img0450a.jpg

Những vật phẩm mà phật tử tặng


Hai em Hiền và Hạnh lúc mới đi làm về

Phước Tân, Long Thành - Chùa Diệu Pháp 05 08 2011 02:13 #31791

  • NamViet
  • NamViet's Avatar
  • COM_KUNENA_OFFLINE
  • Thành viên tích cực
  • Thành viên tích cực
  • Tổng số bài viết: 344
  • Số lần được cảm ơn: 5
Bên Topic Mái Ấm Tịnh Thất Thanh Quang (Thủ Đức), NamViet đã giải thích qua về danh xưng theo tôn ti trật tự (cấp bậc) trong Phật giáo và có yêu cầu Mods điều chỉnh tiêu đề Topic nhưng họ làm thinh không sửa nên đành chịu.

Nay bên Topic này lại gọi sai tên nữa, nên NV xin giải thích một chút :

- Bắt đầu từ một người tuổi đời dưới 20 phát tâm xuất gia, hay do gia đình đem gửi gắm vào cửa chùa, thường được gọi là chú tiểu, hay điệu. Tùy theo số tuổi, vị này được giao việc làm trong chùa và học tập kinh kệ, nghi lễ. Thời gian sau, vị này được thụ 10 giới, gọi là Sa di (nam) hay Sa di ni (nữ), hoặc Chú (nam) hay Ni cô (nữ).

- Đến năm được ít nhất là 20 tuổi đời và chứng tỏ khả năng tu học, đủ điều kiện về tu tánh cũng như tu tướng, vị này được thụ giới cụ túc, tức là 250 giới tỳ kheo (nam) hay 348 giới tỳ kheo ni (nữ) và được gọi là Thầy (nam) hay Sư cô (nữ). Trên giấy tờ thì ghi là Tỳ Kheo (nam) hay Tỳ Kheo Ni (nữ) trước pháp danh của vị xuất gia.

- Tiếp theo, đối với nam (Tăng bộ) :
1) Năm 20 tuổi đời, vị xuất gia thụ giới tỳ kheo được gọi là Đại Đức.
2) Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo được 20 tuổi đạo, được gọi là Thượng Tọa.
3) Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo được 40 tuổi đạo, được gọi là Hòa Thượng.

Còn đối với bên nữ (Ni bộ):
4) Năm 20 tuổi đời, vị nữ xuất gia thụ giới tỳ kheo ni được gọi là Sư cô
5) Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 20 tuổi đạo, được gọi là Ni sư.
6) Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 40 tuổi đạo, được gọi là Sư bà (Ni trưởng).

- Cuối cùng là các vị trên 80 tuổi đời, được tôn xưng là Đại Lão Hòa Thượng hay Trưởng Lão Hòa Thượng.

Nhìn hình Ni sư Huệ Đức vậy mà các bạn gọi là Ni cô hay Sư cô, Phật tử chúng tôi nghe không lọt tai chút nào, mong các bạn hoan hỷ sửa lại danh xưng cho đúng dùm

Chào thân ái !

Phước Tân, Long Thành - Chùa Diệu Pháp 05 08 2011 02:47 #31794

  • lathuvang
  • lathuvang's Avatar
  • COM_KUNENA_OFFLINE
  • Điều Phối Viên
  • Điều Phối Viên
  • Tổng số bài viết: 3840
  • Điểm khen ngợi: 22
  • Số lần được cảm ơn: 1354
Chào cả nhà !
Theo các thông tin trước và sau xác minh đối với chùa Diệu Pháp đều chính xác (gđ Lá cũng cách chùa đó vài trăm mét). Với cơ sở vật chất và những sự đóng góp của cá MTQ hiện nay , Lá nghĩ chúng ta chỉ CMKTX , khi nào có dịp sẽ ghé thăm tặng quà cho các cháu.
@NamViet : mọi người sắp thuộc giáo lý nhà Phật rồi đó. NamViet đừng nên bắt mọi người phải thuộc cách xưng hô như vậy. Nếu là Phật tử mà gọi sai mới đáng trách, mới nghe ko lọt tai. Họ là người ngoại đạo mừ , như Lá đây mỗi khi muốn gọi danh xưng của các Vị bên đạo Chúa thì chắc phải lục giáo lý của đạo Chúa ra xem à. Mình vẫn gọi các Vị ấy là Cha, là Sơ thôi. Đừng chấp tướng quá NamViệt ui.
Thân ái,

Phước Tân, Long Thành - Chùa Diệu Pháp 05 08 2011 03:29 #31799

  • NamViet
  • NamViet's Avatar
  • COM_KUNENA_OFFLINE
  • Thành viên tích cực
  • Thành viên tích cực
  • Tổng số bài viết: 344
  • Số lần được cảm ơn: 5
Dạ, không sao đâu chị Lá, NV chỉ viết vài dòng với mong muốn mọi người hiểu thêm một chút về danh xưng và cấp bậc trong Phật giáo thôi, chứ đâu dám nhắc tới giáo lý thâm sâu của Phật pháp. Ai đọc và biết xưng hô theo vậy khi gặp người xuất gia thì NV xin tri ân họ, còn ai đọc mà cười nhạo, giễu cợt thì NV cũng xin hoan hỉ đón nhận vậy. Cuộc đời mà, 9 người 10 ý.

NV cũng biết chùa Diệu Pháp được nhiều Phật tử trong và ngoài nước tới cúng dường trợ duyên quý Ni sư nuôi dưỡng chăm sóc trẻ mồ côi và người già cô đơn vì chùa đã được nhiều phương tiện thông tin đại chúng đưa tin. Nếu có lòng với Tam Bảo thì các Phật tử nào chưa biết thì khi đọc bài này xong có thể chủ động tới thăm và cúng dường cho chùa, còn việc diễn đàn CMTX thì NV thấy không cần thiết.

Chào thân ái !

Phước Tân, Long Thành - Chùa Diệu Pháp 05 08 2011 03:44 #31801

  • My Darling
  • My Darling's Avatar
  • COM_KUNENA_OFFLINE
  • Thành viên rất tích cực
  • Thành viên rất tích cực
  • Một Thời Để Nhớ
  • Tổng số bài viết: 2041
  • Điểm khen ngợi: 2
  • Số lần được cảm ơn: 291
Mình cũng nghĩ như chị Lá và NV đó nhưng ở đây là cháu bé mới bị bỏ rơi mà mới sinh được hơn hai tháng . Ở đây là lòng với Tam Bảo thì cả nhà mình có thể giúp vài tháng đầu cho cháu bé .

Phước Tân, Long Thành - Chùa Diệu Pháp 05 08 2011 16:14 #31838

  • Đỗ Quyên
  • Đỗ Quyên's Avatar
  • COM_KUNENA_OFFLINE
  • Thành viên tích cực
  • Thành viên tích cực
  • Tổng số bài viết: 227
  • Điểm khen ngợi: 2
  • Số lần được cảm ơn: 36
Q cảm ơn các bác DTam và NamViet nhiều vì đã đính chánh và giải thích rõ ràng về danh xưng theo tôn ti trật tự trong Phật Giáo! Mặc dù mình không phải phật tử nhưng có thể học hỏi để biết xưng hô đúng cách thì vẫn tốt hơn mà. :)

Phước Tân, Long Thành - Chùa Diệu Pháp 05 08 2011 23:47 #31847

  • DTam
  • DTam's Avatar
  • COM_KUNENA_OFFLINE
  • Thành viên tích cực
  • Thành viên tích cực
  • Tổng số bài viết: 255
  • Điểm khen ngợi: 2
  • Số lần được cảm ơn: 51
Đỗ Quyên đã viết:

... Mặc dù mình không phải phật tử nhưng có thể học hỏi để biết xưng hô đúng cách thì vẫn tốt hơn mà. :)

Cũng có khi ...khó mà biết xưng hô đúng cách vì khg phải lúc nào mình cũng đến ngôi Chùa quen thuộc . \"Nhắm nhắm\" theo ngoại hình để đoán cũng được nhưng chỉ là tương đối . Cấp bậc trg Phật giáo khg phải đương nhiên tăng theo tuổi ( đời) như bạn NV viết cụ thể . Mà tùy thuộc tuổi đạo :
- Khi thọ giới sa di thì được gọi là Chú hoặc Cô ( khg gọi là ni cô nhe ) , chưa tính tuổi đạo .
- Từ khi thọ giới tì kheo , gọi là Đại đức mới được tính tuổi đạo . 25 tuổi đạo là Thượng tọa ( Ni sư ) , 40 tuôi đạo là Hòa thượng ( Ni trưởng ) . Bởi vậy có khi chúng ta gặp một vị Tăng trên 60 tuổi nhưng không phải là Hòa thượng , hoặc cũng khg phải là Thượng tọa vì vị ấy mới đi tu khoảng mười mấy năm chẳn hạn .
Tóm lại , để xưng hô một cách kính trọng với tu sĩ Phật giáo lớn tuổi , cứ gọi là Thầy ( kể cả Tăng và Ni ) . Còn gặp Tăng Ni trong các Tịnh xá , khoác \"Y\" hở một bên vai thì gọi là Sư .
  • Trang:
  • 1
  • 2
Moderators: letuantuSẻ Chia
Thời gian tải trang: 0.081 giây
Powered by Kunena Forum