Chao dien dan nguoi toi cuu mang,
Toi goi bai nay mong duoc su giup do cua moi nguoi.
[url=http://]http://www.thugian360.com/threads/17558-Dung-lai-1-phut/?p=228837#post228837
[/url]
10h30 đêm, có những người đã lên giường đi ngủ, những người còn chạy xe trên đường cũng hối hả về nhà sau 1 ngày mệt mỏi, vậy mà ở một góc nhỏ trên đường Nguyễn Kiệm (đối diện Co.op Mart), một cụ già vẫn ngồi đó, trông chờ sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm.
Tôi không phải một nhà báo, không phải một nhiếp ảnh gia, cũng không phải một nhà từ thiện nhưng tôi muốn dành một chút thời gian viết về cụ, xem như một sự giúp đỡ và cảm thông.Tôi không hỏi cụ tên gì chỉ biết cứ khoảng 7h tối, cụ lại ra chỗ ngồi quen thuộc gần cây cột điện bên cạnh Thiền Viện Vạn Hạnh.
Cuộc đời cụ là chuỗi ngày dài bất hạnh, 13 tuổi trở thành trẻ mồ côi, đi lính ở cái tuổi 18 và cụ vĩnh viễn mất đi đôi chân 3 năm sau đó. Sống lay lắt qua ngày dựa vào những đồng tiền xin được.Vậy rồi vẫn có vợ và 1 cô con gái. Nhưng cái nghèo, cái khổ vẫn không buông tha. Không nhà cửa, tiền bạc, không được chăm sóc chu đáo, không được dạy dỗ, cô con gái lớn lên như bản năng sinh tồn. Rồi 3 đứa cháu ngoại lần lượt ra đời mà không ai bết cha chúng là ai.
Vậy mà ông tròi nỡ cướp đi cô con gái duy nhất của ông bà vì căn bệnh ung thư gan. Đến lượt bà vào bệnh viện điều trị căn bệnh ung thư. Mọi gánh nặng đè oằn lưng cụ.Cụ vẫn tỉnh táo khi trả lời chúng tôi. Cứ 2 đêm cụ ra đây ngồi thì lại phải ở nhà một ngày để vào viện với vợ, chăm sóc 3 đứa cháu nhỏ.
Chúng tôi ngồi với cụ khá lâu, nghe cụ kể về đời mình mà chạnh lòng, mà khóc. Cụ nói ngày nào kiếm được năm bảy chục ngàn là mừng lắm. Tiền thuốc cho vợ mỗi ngày đã 80.000đ rồi, còn phả lo tiền ăn cho cả nhà và tiền thuốc cho bản thân mình. Cụ nói, đã đi xin ở cầu Thị Nghè, cầu Ông Lãnh nhưng ở đâu cụ cũng bị giật đồ, trấn lột chỉ có ở đây là không. Có một người hàng xóm tốt bụng, làm nghề xe ôm, cứ 7 giờ tối chở cụ xuống đây, 11h30 lại chở cụ về nhà. (Nhà cụ ở Hiệp bình Phước- Thủ Đức).
Hỏi cụ ngồi lâu đau lưng phải làm sao? Cụ nói chỉ khi nào đau lắm mới dám mua cao dán “vì 6 miếng đã hết mười mấy ngàn rồi”. Chúng tôi có cho cụ một ít áo cũ để mặc, hôm sau ra hỏi cụ sao không mặc áo mới, cụ nói “đồ mới mặc uổng lắm, để khi nào đi đâu thì mới mặc thôi”. Lâu lâu có thời gian chúng tôi vẫn tới trò chuyện để cụ đỡ buồn và ở đó chúng tôi được chứng kiến rất nhiều những tấm lòng hảo tâm, những cử chỉ đẹp và những con người thật sự xúc động và quan tâm tới cụ.
Có thể có một số người không tin, một số người nghi ngờ tính chân thực của bài viết nhưng tôi tin vẫn có những con người thật sự muốn chia sẻ chút gì với cụ. Một lần thôi, nếu có thể, bạn hãy dành 1 phút dừng lại, cho cụ dăm ba ngàn, một chai nước, một hộp sữa, một chai dầu (dầu nâu là loại cụ hay dùng), một bịch cao dán Salonpas hay thậm chí chỉ một câu hỏi “Cụ muốn ăn gì không con mua?” (nhưng chắc rằng cụ sẽ từ chối thôi), để cụ thấy rằng vẫn còn rất rất nhiều người quan tâm cụ.